LỄ HỘI TÉ NƯỚC SONGKRAN Ở THÁI LAN VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Lễ hội Songkran, hay còn gọi là Ngày lễ Songkran, là một trong ba lễ hội lớn của Châu Á theo Hiệp hội Sự kiện và Lễ hội Quốc tế (IFEA), bên cạnh Lễ hội điêu khắc băng và tuyết quốc tế Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) và Lễ hội bùn Boryeong (Hàn Quốc). Đây được xem là một ngày tết truyền thống đậm chất tâm linh tại xứ sở Chùa Vàng và thu hút hàng triệu du khách đến tham gia hàng năm. Hãy cùng SBS tìm hiểu về ý nghĩa và những điều cần lưu ý khi tham gia lễ hội này!

Nguồn gốc của lễ hội Songkran

Từ “Songkran” xuất phát từ tiếng Phạn cổ, có nghĩa là “sự chuyển giao”, miêu tả sự di chuyển của mặt trời qua các cung hoàng đạo. Trong tháng 4, khi mặt trời di chuyển từ cung Bạch Dương sang cung Kim Ngưu, được gọi là Maha Songkran hoặc Đại Songkran, là thời điểm người Thái chuyển sang năm mới.
Lễ hội này có thể xuất phát từ lễ hội mùa xuân của Hindu, kỷ niệm mùa thu hoạch mới ở Ấn Độ cổ đại. Giống như các lễ hội té nước Thingyan của Myanmar và Chaul Chnam Thmay của Campuchia, Songkran Thái Lan mang ý nghĩa là thanh tẩy, gột rửa đi mọi điều xấu xí của năm cũ, chào đón một năm mới tươi sáng.

Lễ hội té nước Songkran diễn ra vào thời gian nào?

SONGKRAN WATER FESTIVAL IN THAILAND AND UNHEARD FACTS

Lễ hội Songkran, còn được biết đến với lễ hội té nước, là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất của Thái Lan, diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 4 hàng năm, nhưng thường kéo dài lâu hơn tại nhiều khu vực. 
  • Vào ngày đầu tiên (Wan Sungkharn Long), mọi người tham gia vào việc dọn dẹp nhà cửa và các địa điểm công cộng, loại bỏ những điều không may mắn từ năm cũ. Một nghi lễ quan trọng khác là Song Nam Phra, khi mọi người tưới nước thơm lên các tượng Phật ở các đền thờ.
  • Đến ngày thứ hai (Wan Nao), tương tự như ngày Tết truyền thống ở Việt Nam, người dân thức dậy sớm để mang đồ cúng đến chùa và thực hiện nghi lễ Rod Nam Dum Hua, thể hiện sự thành kính và mong muốn được tha thứ.
  • Sang đến ngày thứ ba (Wan Payawan), là ngày đầu tiên của năm mới, mọi người ăn mặc trang trọng, thăm chùa và thực hiện nhiều nghi thức đặc biệt như tắm tượng Phật. Đây cũng là ngày lễ hội té nước Songkran chính thức bắt đầu.

Các khu vực tiêu biểu tổ chức Lễ hội Songkran

SONGKRAN WATER FESTIVAL IN THAILAND AND UNHEARD FACTS

  • Bangkok: Thủ đô của Thái Lan, sôi động với lễ hội tại khu Banglamphu và Phố Khao San.
  • Pattaya là nơi bạn có thể tham gia cuộc chiến nước trên bãi biển và thưởng thức các sự kiện âm nhạc tại Walking Street.
  • Phuket, với lễ hội té nước Songkran ở bãi biển Patong và khu vực Soi Bangla, du khách có thể đắm chìm cùng với các hoạt động vui chơi tại bến cảng và công viên Loma.
  • Chiang Mai, thành phố cổ kính với trải nghiệm văn hóa Phật giáo và các màn trình diễn nghệ thuật đường phố tại Tha Phae Gate.
  • Hua Hin, nơi diễn ra hội té nước Songkran trên đường Nares Dambri, mang lại trải nghiệm độc đáo cho những ai ghé thăm khu vực miền Nam Thái Lan.

Những lưu ý đối với du khách khi tham gia lễ hội té nước Songkran

SONGKRAN WATER FESTIVAL IN THAILAND AND UNHEARD FACTS

  • Khi tham gia lễ hội té nước Songkran, SBS khuyên bạn nên trang bị sẵn những vật dụng như súng nước, túi chống thấm nước và kem chống nắng. Chọn quần áo thoải mái như áo phông và quần short sẫm màu, đi kèm với giày chống trơn trượt.
  • Nắm vài câu tiếng Thái để giao tiếp với người dân địa phương như:
    • Sawasdee Pee Mai: Chúc mừng năm mới
    • Sàat-nám (xạt nám): Té nước
    • Mâi lên nám-kɛ̌ng (máy lên nám khẻng): Xin đừng dùng đá lạnh
    • Mâi lên bpɛ̂ɛng (mái lên peng): Xin đừng dùng bột
    • Kᴐ̌ᴐ-tôot kráp (khỏ thốt khắp), mâi lên kráp (máy lên): Xin lỗi, tôi không muốn chơi (nam)
    • Kᴐ̌ᴐ-tôot kâ (khỏ thốt kha), mâi lên kâ (máy lên kha): Xin lỗi, tôi không muốn chơi (nữ)
  • Hãy sử dụng phương tiện công cộng khi di chuyển đến khu vực lễ hội bên cạnh việc cẩn trọng với nạn móc túi bởi không khí đông đúc. 

SONGKRAN WATER FESTIVAL IN THAILAND AND UNHEARD FACTS

Dưới đây là những điều SBS khuyên bạn không nên làm khi tham gia lễ hội:

SONGKRAN WATER FESTIVAL IN THAILAND AND UNHEARD FACTS

  • Tuyệt đối không được té nước vào nhà sư, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Nếu được phép, hãy chỉ sử dụng nước hoa nhài để vảy.
  • Không nên đi bộ xuống đường, đặc biệt là ở khu phố trung tâm nếu bạn không muốn bị ướt.
  • Hãy thể hiện sự vui vẻ và tôn trọng khi bị té nước. Đây là phong tục bày tỏ lời chúc may mắn và bình an của người Thái, vì vậy hãy tôn trọng và đón nhận nhé!
Với cẩm nang này, SBS hy vọng nó sẽ giúp bạn tận hưởng lễ hội một cách tuyệt vời!
Facebook
Twitter
LinkedIn
DECODING THE MEANING OF SBS’S SLOGAN
DECODING THE MEANING OF SBS’S SLOGAN
DECODING THE MEANING OF SBS’S SLOGAN